MÁY IN NHÃN UY TÍN, CHẤT LƯỢNG TẠI SORẺ
Máy in nhãn là công cụ cần thiết trong việc in các tem nhãn dán trực tiếp lên sản phẩm hàng hóa, hoặc các bao bì sản phẩm hàng hóa, máy in nhãn được ứng dụng rộng rãi trong dân dụng và trong công nghiệp.
Máy in nhãn dán giải pháp in ấn thế hệ mới
- Máy in nhãn là loại máy in truyền nhiệt, khi tiến hành in đầu in truyền nhiệt thông qua ruy băng để làm chảy mực in lên giấy. Trong khi các loại máy in văn phòng chủ yếu chỉ in trên giấy thì máy in nhãn sử dụng công nghệ in truyền nhiệt, không những in được lên giấy mà còn in được lên các chất liệu khác như giấy nhựa tổng hợp, giấy nhôm, giấy bạc, film, v.v...
- Máy in nhãn được chế tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp, in trên giấy cuộn để đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất hàng hoá trong khi các loại máy in văn phòng không có cấu tạo để in giấy cuộn. Máy in nhãn khó sử dụng hơn so với các loại máy in dân dụng do nó phải định cấu hình bằng Firmware mỗi khi có sự thay đổi quan trọng về vật liệu in và mực nhiệt. Nếu không máy sẽ báo lỗi và không in được. Tuy nhiên các bạn cũng không nên lo ngại về điều này vì khi bạn mua máy in nhãn sẽ được hướng dẫn cụ thể cho bạn cách sử dụng Firmware thành thạo.
Cách chọn mua máy in nhãn phù hợp
Trước khi quyết định mua máy in tem nhãn bạn cần phải cân đối giữa giá thành và cấu hình máy. Một máy in nhãn có cấu hình cao sẽ in nhanh, in nhiều và cho bạn nhiều tiện ích hơn, nhưng đồng thời giá thành của nó cũng cao hơn nhiều so với một máy in nhãn có cấu hình trung bình. Bạn nên hỏi người bán cung cấp cho bạn bản brochure có đặc tính kỹ thuật của máy in đó. Chủ yếu là các thông số sau đây:
- Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution): để in nhãn rõ đẹp, có chất lượng về hình ảnh tối thiểu bạn phải có một máy in nhãn có độ phân giải từ 203 - 300 dpi.
- Chiều rộng in tối đa ( Maximium Print Width = MPW): tùy theo bạn dự định dùng loại giấy in có bề rộng tối đa bao nhiêu.
- Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM): trong máy in nhãn có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Một máy in nhãn nên có SDRAM tối thiểu từ 2MB - 4MB.
- Vật liệu in (Media Type): ngoài vật liệu in chính là giấy, các loại máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp, giấy nhôm, giấy bạc, các loại film, da mỏng, v.v...
- Tốc độ in (Print Speed): để có thể in được số lượng nhiều trong khoảng thời gian ngắn nhất bạn nên trang bị một máy in nhãn có tốc độ cao, tối thiểu từ 2 - 8 IPS.
Trên hầu hết các sản phẩm hầu hết đều xuất hiện tem nhãn hàng hóa, nó vừa mang lại tính thẩm mỹ cho hàng hóa đồng thời bảo vệ thương hiệu cho nhà sản xuất và giúp các cơ quan chức năng kiểm soát, kiểm tra sản phẩm một cách dễ dàng. Chính vì vậy việc đầu tư máy in nhãn cho doanh nghiệp là một điều tất yếu.